Welcome to Lantro UI! Test link Buy now!

Bank 4.0 - Review sách hay về kinh tế

Nếu so sánh sự vận động của xu hướng trong hơn 25 năm trước kể từ khi Internet thương mại ra đời, hẳn bạn sẽ thấy có một sự thay đổi lớn về thế giới chúng ta đang sống. 

{tocify} $title={Table of Contents}


review-sach-bank-4.0

Mỗi một ngày, có hàng trăm hàng nghìn các cải tiến kỹ thuật mới nhằm giúp cải thiện đời sống cho con người. Và với tốc độ như thế này, chỉ 10 năm nữa thôi, con người sẽ sử dụng hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Ngân hàng cũng vậy, có lẽ bây giờ khi chúng ta nghe những cái tên như Bitcoin hay FinTech đều rất mới lạ, nhưng bạn có biết trong những lần gọi vốn đầu tiên ICO ra mắt công chúng – những cuộc chào bán Bitcoin -  đã mang lại hơn 232 triệu đô-la đầu tư cho Tezos. Và thực sự, cuốn sách Bank 4.0 của tác giả Brett King này như một lời cảnh báo tới các ngân hàng hiện tại rằng nếu không chịu thích nghi và thay đổi, thì sẽ sớm thôi những ngân hàng này đều sẽ bị phá vỡ.

Về tác giả

Brett King là tác giả của những cuốn sách ăn khách trên toàn cầu, nhà bình luận nổi tiếng, và diễn giả uy tín trên thế giới về tương lai của thế giới kinh doanh. Ông là cố vấn cho Nhà Trắng dưới thời tổng thống Obama, Cục Dự trữ Liên bang và Hội đồng Kinh tế Quốc gia về tương lai của ngành ngân hàng tại Mỹ. Ông được tạp chí Banking Exchange gọi là “Vua của những kẻ đột phá” và được The Financial Brand bình chọn là “Nhân vật có ảnh hưởng số 1 thế giới về các dịch vụ tài chính”.

Tư duy thiết kế theo nguyên tắc đầu tiên


Elon Musk từng nói rằng: “Tôi cho rằng việc tư duy từ các nguyên tắc đầu tiên có vai trò quan trọng hơn lối tư duy theo phương thức tương tự. Cách sống thông thường hiện nay là chúng ta tư duy theo phương thức tương tự. Với phương thức này, chúng ta làm một việc gì đó vì nó giống với một điều khác đã được thực hiện từ trước, hoặc nó giống với điều mà những người khác đang làm. Với lối tư duy theo nguyên tắc đầu tiên, bạn bóc tách sự việc tới lớp sự thật cơ bản nhất… rồi tư duy từ đó lên.”

Những phát minh được ra đời cho đến thời điểm hiện tại đều mang một dấu ấn khó quên. Như câu nói trên, chúng ta sẽ không dựa vào những phương thức tương tự, mà chúng ta sẽ bóc tách đến sự thật cơ bản nhất rồi từ đó tư duy lên. Một phát minh xuất hiện trong lịch sử phải kể đến như phát minh xe ô tô có 2 chỗ ngồi. Vào năm 1885, Carl Benz phát minh ra chiếc ô tô đầu tiên có hai chỗ ngồi, trọng lượng nhẹ và chạy bằng nhiên liệu, những người khác vẫn đang loay hoay tìm cách tối ưu hóa thiết kế của xe ngựa. Benz giữ lại những nguyên tắc cơ bản trong vận tải và áp dụng khả năng của động cơ đốt trong để tạo ra một thứ hoàn toàn mới mẻ.

Hãy thử áp dụng nguyên tắc đầu tiên vào lĩnh vực ngân hàng


Theo Bret, từ trước đến nay, ngân hàng vẫn cung cấp ba ứng dụng cốt lõi chính như sau:
1, Nơi lưu trữ giá trị: Khả năng lưu trữ tiền an toàn
2, Di chuyển tiền tệ: Khả năng di chuyển tiền của bạn một cách an toàn
3, Tiếp cận tín dụng: Khả năng cho bạn vay tiền khi bạn cần.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những ví dụ về “nguyên tắc đầu tiên” trong đời sống thực tiễn thời đại 4.0, khi mà ngày nay con người cảm thấy an toàn hơn khi gửi tiền của họ vào các ngân hàng công nghệ, fintech hơn là giữ tiền mặt, đặc biệt phải kể đến như Ant Financial với các số liệu thống kê và việc Ant Financial đã vươn lên dẫn đầu hay các công ty khác như PayPal, Apply Pal… cũng phải “nể phục”.

Sau đây là một ví dụ, 2/3 số ngân phiếu hiện nay được viết ra tại Mỹ, Mỹ cũng là nước có tỷ lệ phạm tội liên quan đến các loại ngân hàng lớn nhất thế giới, và thực tế, khối lượng thanh toán di động ở Mỹ chỉ là một phần rất nhỏ so với Trung Quốc. Bởi vì sao, đó là vì một tâm lý bảo thủ không chịu loại bỏ lực ma sát trong nội bộ hệ thống ngân hàng, một hệ thống chất đầy những di sản của quá khứ mà không chịu hòa nhập với nền tảng 4.0. Chúng ta có thể biết tới Kenya; về thanh toán di động, Kenya hiện đang là nền kinh tế tiến bộ hơn Mỹ rất nhiều.

Hệ thống ngân hàng của Mỹ là một ví dụ cho lối thiết kế theo phương thức tương tự trong sự đối sánh với lối thiết kế theo nguyên tắc đầu tiên, trong khi Trung Quốc và Kenya đang ngày càng dịch chuyển sang hướng đối lập Mỹ. Và cuối cùng, sớm thôi, trong cuộc chiến diễn ra trên sân khấu toàn cầu, chỉ số mới dành cho nền kinh tế phát triển sẽ không phải GDP hay tốc độ phát triển kinh tế, mà là khả năng tận dụng công nghệ mới để trở thành các nền kinh tế thông minh, khả năng triển khai tự động hóa, những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh, và khả năng tận dụng sự chuyển mình này.

Với một ngân hàng đang ngập trong vũng lầy truyền thống, được vận hành bởi đội ngũ nhân viên đông đảo, xuất phát từ nền tảng cốt lõi cũ kỹ, hoạt động trong một thị trường oằn mình vì các loại luật lệ và quy định, lấy nguồn doanh thu chủ yếu từ mạng lưới các chi nhánh – thì đúng vậy, có lẽ tất cả đã là quá muộn. Sự lột xác hoàn toàn từ một ngân hàng trở thành nhà cung cấp ứng dụng ngân hàng gắn liền với cuộc sống, lấy điểm tựa là hành vi, địa điểm, thiết bị cảm biến, học máy và AI đòi hỏi nhiều thứ hơn, chứ không chỉ dừng lại ở việc lập ra một bộ phận đổi mới sáng tạo, một vườn ươm khởi nghiệp, một ứng dụng di động hay một video mô phỏng kính Google.

Bank 4.0 xoay quanh cuộc chuyển mình triệt để đó, xoay quanh sự phản ứng của các ngân hàng tốt nhất trên thế giới trước những sự dịch chuyển này, và nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách hướng dẫn cách đưa ngân hàng ở tình trạng hiện tại đến với thế giới ngày mai, vậy thì hãy đọc cuốn sách này. Đây có lẽ là cơ hội cuối cùng để bạn thực thi những thay đổi cần thiết nhằm sống sót qua thập niên tiếp theo.

Hình dung về tương lai của hoạt động ngân hàng 

Trong thế kỉ XIX và XX, giá trị của tài khoản ngân hàng nằm ở chỗ nó “giữ tiền của bạn an toàn”, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, xu hướng hành vi trên toàn cầu hiện nay đang chuyển sang chế độ thanh toán trên điện thoại di động và kỹ thuật số; và chẳng mấy lâu sau nữa, đến năm 2030, sẽ hoàn toàn là kỹ thuật số.

Tài khoản ngân hàng đang dần trở thành tạo tác tiền tệ thông minh - ứng dụng ngân hàng nhúng trong thế giới của chúng ta được củng cố bằng trí tuệ AI, có thể phản ứng trước nhu cầu tài chính của bạn.
Lực ma sát không có giá trị trong thế giới mới

Nếu nhìn vào những ngân hàng Fintech hoặc ngân hàng thách thức, bạn sẽ thấy có một sự khác biệt lớn trong các thông điệp gửi tới khách hàng giữa những ngân hàng Fintech và ngân hàng hiện tại. Trong khi những ngân hàng Fintech muốn đơn giản hóa một cách triệt để trải nghiệm ngân hàng, lấy ví dụ như ngân hàng Atom Bank: “Cuộc sống không có giới hạn, vậy tại sao lại giới hạn hoạt động ngân hàng của bạn? Chúng tôi xuất hiện để biến các giao dịch ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, và luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi bạn cần – tất cả đều nằm trong điện thoại di động của bạn”; thì ở mặt khác, thông điệp luôn được các ngân hàng hiện tại đưa ra mỗi khi bạn đến giao dịch về cơ bản đều là “ngân hàng chúng tôi có sản phẩm tốt nhất”. Phải chăng họ đang tập trung nhiều hơn vào việc làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm của mình thay vì của đối thủ?

Lực ma sát là điều tối kỵ về thiết kế đối với các ngân hàng Fintech. Mọi ngân hàng Fintech đều nỗ lực tìm cách loại bỏ lực ma sát ra khỏi trải nghiệm khách hàng, khiến hoạt động ngân hàng diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn và hấp dẫn hơn.

Sự xuất hiện của các loại tiền kỹ thuật số

Bitcoin và nền tảng Blockchain mà nó vận hành trên đó, là thứ chắc chắn sẽ xuất hiện khi bạn nghĩ đến chuyện tái tổ chức tiền tệ, các hệ thống lưu trữ giá trị và thanh toán để phù hợp với một thế giới hoạt động theo thời gian thực trên tầng IP, được người dùng tiếp cận trực tiếp thay vì thông qua một người gác cổng trung gian nào đó. Nhưng liệu nó có thực sự hấp dẫn và Bitcoin có mang đến những mặt tích cực hay nó lại mang lại những rủi ro không đáng có khi mà chính nơi bạn đầu tư, bạn còn không biết họ là ai hay một "thế lực đen tối" nào đó đang giữ tiền của bạn và bạn còn chẳng thể khởi kiện nếu công ty đó ăn cắp tiền của bạn; và đó là lý do tại sao có cụm từ "bong bóng tiền mã hóa" ra đời.

Tuy nhiên, cũng không thể nào nói Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác chỉ có những rủi ro, mà những mặt tích cực chúng đem lại cũng vô cùng lớn. Chính vì vậy chúng mới có được lòng tin tưởng của những người biết đến các loại tiền mã hóa. Và thậm chí những người này, họ còn khẳng định rằng nó sẽ làm thay đổi thế giới. Sở dĩ như vậy là vì họ đã nhìn thấy những khả năng của một thế giới không bị kìm kẹp bởi các quy định được thiết kế cho những ngân hàng của thế kỷ 19 vận hành trên các hệ thống di sản ra đời từ hàng thập niên trước khi Internet xuất hiện.



Đôi điều còn đọng lại

Bank 4.0 là một cuốn sách khám phá tương lai của những ngân hàng giữa sự phát triển của công nghệ và nêu bật những khởi đầu của cuộc cách mạng này trong thực tế. Với kinh nghiệm của một diễn giả uy tín trên thế giới về tương lai của giới kinh doanh, Brett King đã “dự đoán” tương lai của những ngân hàng số sẽ lên ngôi; và điều này buộc các ngân hàng hiện tại cũng phải điều chỉnh để đi theo, trước khi chúng trở nên “lỗi thời”. Vì dù thế nào, chúng ta chỉ có thể bán những thứ mọi người cần! Vậy nên, hãy đọc cuốn sách này, đặc biệt là những ai liên quan đến lĩnh vực tài chính, công nghệ; sẽ không phí thời gian của bạn chút nào, đừng bỏ lỡ chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai cho chính mình.

Review chi tiết bởi: Minh Trang - Bookademy
Từ khóa: Sách kinh tế hay nhất mọi thời đại,Sách kinh tế cơ bản,Sách hay về kinh tế Trung Quốc,Tiểu thuyết kinh tế,Tiểu thuyết hay về kinh doanh,Sách kinh tế nên đọc,Những cuốn sách kinh tế hay,Sách kinh tế hay 2020

Rate this article

https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét