Welcome to Lantro UI! Test link Buy now!

Siêu dự báo - Superforecasting Review


Hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng là một nhà dự báo. Bạn đừng vội xua tay cho rằng, mình chưa bao giờ là người như vậy. Thật đáng tiếc rằng, hầu như những dự đoán ấy đều mang tính chất “ăn may”. Nhưng vẫn có một bộ phận nhà siêu dự đoán đưa ra với độ chính xác rất cao đến không ngờ. Vậy liệu rằng đây có phải lại là một sự ăn may hay họ có một năng lực siêu nhiên chăng? Câu trả lời đơn giản ở chỗ họ nắm vững kỹ năng dự báo đúng nghĩa.

Đứng trước những sự kiện như “các quốc gia nào sẽ ra khỏi châu Âu trong năm tới”, “Liệu Ấn Độ hoặc Brazil có trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong hai năm tới hay không?”, “Nếu một công ty viễn thông ngoài Trung Quốc giành được hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet tại Khu vực Mậu dịch Tự do Thượng Hải trong hai năm tới thì liệu người dân Trung Quốc có truy cập được vào Twitter hoặc Facebook không?”…, bạn lại cần đến ý kiến của các nhà siêu dự báo.

Một quyển sách không thể bỏ qua cho những ai quan tâm đến kỹ năng đưa ra quyết định

Thật may, dự báo không phải là năng lực bẩm sinh mà là một kỹ năng có thể trau dồi. Cuốn sách “Siêu dự báo – Những phương pháp dự đoán trên tầm chuyên gia” (Philip E. Tetlock và Dan Gardner) sẽ chỉ cho bạn vì sao các nhà siêu dự báo lại giỏi đến vậy và chúng ta có thể học hỏi gì từ những việc họ làm.

Siêu dự báo – Superforecasting là một quyển sách không thể bỏ qua cho những ai quan tâm đến kỹ năng đưa ra quyết định. Dự báo là quá trình suy nghĩ, thu thập và liên tục cập nhật thông tin và học hỏi từ những sai lầm. Philip E. Tetlock & Dan Gardner sẽ khiến bạn tin chắc rằng dự báo không phải là năng lực bẩm sinh mà đó là kỹ năng có thể cải thiện và trau dồi. Chỉ có những ai đủ thông thái, cởi mở và kiên trì trau dồi những kỹ năng cần thiết.

Trải dài quyển sách là những câu chuyện về các nhà dự đoán đến từ khắp các lĩnh vực. Họ là những người có tiếng trong ngành, họ có trí tuệ, và lòng chính trực nhưng thế vẫn chưa đủ. Chính vì sự tự tin vào trí tuệ và lòng chính trực của mình mà các bác sỹ của kỷ nguyên trước đả đưa ra những dự đoán dựa trên tính chủ quan của mình. Bệnh nhân tin vào danh tiếng của các bác sỹ, các bác sỹ tin vào thực lực của bản thân mình. Những ảo ảnh trước mắt đang đánh lừa chúng ta, ngay cả khi họ là những người thông minh và xuất sắc nhất.

Nếu một nhà khí tượng học nói rằng 70% trời sẽ mưa, nhưng trời không mưa, thì cô ta có sai không? Không hẳn. Cô ấy đã dự báo rằng 30% khả năng trời sẽ không mưa. Vì vậy nếu trời không mưa, thì dự báo của cô có thể sai nhưng cũng có thể hoàn toàn đúng. Tại sao lại như vậy? Đó là vì chúng ta đã sai trong cách nhìn nhận vấn đề. Hầu hết chúng ta chỉ nhìn nhận vấn đề dự báo thời tiết này ở một góc độ và xảy ra một lần duy nhất. Nếu dự báo là 70% trời sẽ mưa và nó xảy ra thì đấy là dự báo đúng và ngược lại nếu nó không xảy ra thì dự báo này hoàn toàn sai. Thực ra để đánh giá mức độ đúng sai của sự việc này ta cần xem xét sự việc này tái diễn qua nhiều lần sau nữa. Nếu trong hoảng thời gian chúng ta xem xét có 70% ngày mưa và 30% còn lại là không mưa thì rõ ràng dự báo của cô ấy là hoàn toàn chính xác.

Học theo cách làm của Fermi: Gặp câu hỏi lớn, hãy chia thành các câu hỏi nhỏ

Nếu bất chợp được hỏi: “Có bao nhiêu người làm nghề lên dây đàn piano ở Chicago”, bạn có thể ậm ừ trả lời rằng: “Chà có thể là…” – ngừng lại một lúc – rồi đưa ra một con số nào đó. Làm sao bạn có thể đưa ra con số đó, bạn có thể nhún vai và không thốt lên được thông tin nào.

Hoặc bạn nghĩ đến việc tìm kiếm trên Google nhưng dù bạn có tìm kiếm cỡ nào đi chăng nữa, câu trả lời cũng sẽ không thể xuất hiện ngay ra trước mắt bạn. Vì thế, cách làm sau đây của Fermi sẽ giúp bạn tìm ra lời đáp cho câu hỏi “bất thình lình” này.

Trước hết, bạn hãy bẻ nhỏ câu hỏi trên thành nhiều kiểu câu hỏi khác như:

-Số lượng đàn piano ở Chicago là bao nhiêu?
-Đàn piano cần được lên dây bao nhiêu lần trong năm?
-Lên dây đàn mất bao lâu?
-Một người thợ lên dây đàn trung bình làm việc bao nhiêu giờ một năm?
-Với ba dữ liệu đầu tiên, bạn có thể tính ra tổng khối lượng công việc lên dây đàn ở Chicago. Sau đó, bạn chia con số tổng cho kết quả của câu hỏi cuối cùng thì bạn sẽ có được kết quả tương đối đúng về số người thợ lên dây đàn ở Chicago.

Vậy chúng ta hãy thử sức trả lời lần lượt những câu hỏi này nhé:

Có thể bạn không biết Chicago có bao nhiêu đàn piano. Vậy bạn có thể tiếp tục chia nhỏ câu hỏi này ra. Chẳng hạn như: “có bao nhiêu người sống ở Chicago?”, “Tỷ lệ người sở hữu đàn piano là bao nhiêu?”, “Những nơi nào cũng dùng đàn piano?”

Chicago là thành phố lớn thứ ba ở nước Mỹ, sau New York và Los Angles. Los Angles có khoảng 4 triệu dân và dân số tại thành phố Chicago chưa đến 3,5 triệu người. Vì thế, bạn có thể lấy điểm ở giữa và đoán Chicago có 2,5 triệu dân.

Tiếp theo, do giá của một cây đàn piano quá đắt và những người đủ năng lực tài chính để mua được đôi khi lại không thực sự muốn mua. Do vậy, bạn có thể chọn tỷ lệ là 1 trên 100.

Ngoài ra, bạn có thể phỏng đoán rằng, một số địa điểm có rất nhiều đàn, chẳng hạn như các trường dạy nhạc và từ đó, bạn tăng gấp đôi số người sở hữu đàn lên thành 2 trên 100.

-Bạn có thể phỏng đoán rằng, đàn piano cần lên dây một lần/năm.
-Lên dây đàn mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
-Đối với câu hỏi, trung bình một người thợ lên dây đàn sẽ làm việc bao nhiêu giờ/năm, bạn có thể chia nhỏ câu hỏi này.

Như bạn đã biết, giờ lao động tiêu chuẩn ở Mỹ là 40 giờ/tuần và không có lý do gì để số giờ này phải tăng lên hay giảm xuống. Do vậy, bạn lấy 40 giờ/tuần nhân với 50 tuần (số tuần làm việc trong một năm) để được kết quả là 2.000 giờ làm việc/năm.

Nhưng người thợ cần sử dụng một phần thời gian đó để đi đến những nơi cần sửa đàn nên số giờ họ thực sự làm việc thường giảm xuống khoảng 20%. Vậy bạn có thể đưa ra kết luận rằng, thợ lên dây đàn làm việc 1.600 giờ/năm.

Bây giờ là lúc bạn đưa ra phép tính cuối cùng: Nếu mỗi năm có 50.000 chiếc đàn piano cần được lên dây thì cần 100.000 giờ để lên dây. Ta chia số đó cho số giờ làm việc hàng năm của một thợ lên dây và bạn có kết quả là 62,5 người thợ ở Chicago. Từ đó, bạn đưa ra ước đoán là Chicago có 63 thợ lên dây đàn piano.



Rất nhiều nhà khoa học cũng sử dụng phép ước đoán kiểu Fermi như “một phần tư duy thông thường” hàng ngày của họ. Và điều này đã tạo ra lợi thế cho các nhà siêu dự báo.

Qua nhiều năm đúc kết từ Dự án Phán đoán tốt, Siêu dự báo của Tetlock và Gardner được ra đời. Qua đây, tôi biết được rằng, dự báo không phải là một công việc có nguyên tắc nhưng các nhà dự báo thường xử lý các câu hỏi theo cách tương đối giống nhau và bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể làm theo. Đọc Siêu dự báo và nghiền ngẫm những tuyệt chiêu, trau dồi không ngừng để bản thân mỗi người đều là những siêu dự báo.

Từ khóa tìm kiếm: sách siêu dự báo pdf, sieu du bao pdf, kỹ năng dự đoán, review sách siêu dự báo, siêu dự báo review hay nhat, Superforecasting Book Review

Rate this article

https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét