Welcome to Lantro UI! Test link Buy now!

Tóm tắt nhanh Tam Quốc Diễn Nghĩa - Romance of the Three Kingdoms Summary


Vào cuối thời Đông Hán, một triều đại kéo dài 400 năm lịch sử dần bắt đầu đi đến hồi kết, triều đình thối nát, hoạn quan chuyên quyền, quan lại tham nhũng, nạn đói hoành hành.

Là bối cảnh xã hội của Trung Hoa lúc bấy giờ.

Đổng Trác, 1 thế lực đến từ phía tây bắc đem quân tiến vào kinh thành tiêu diệt hoạn quan, khống chế triều chính lập vị vua trẻ tuổi là Hán Hiến Đế lên ngôi. Tự phong mình là Thái Sư, nắm trọn toàn bộ quyền lực.


Năm 190, liên minh các sứ quân do Viên Thiệu cầm đầu đã khởi binh nổi dậy ở các tỉnh miền đông chống lại Đổng Trác. Sau cuộc chiến, dưới áp lực của liên quân Đổng Trác phải mang theo Hiến Đế chạy về phía Tây tới Trường An vào năm 191. 1 năm sau, vì mắc mỹ nhân kế của Vương Doãn, ông bị con nuôi của mình là Lã Bố giết chết. Cũng từ sau cái chết của Đổng Trác, liên minh các sứ quân tan rã, các lãnh chúa địa phương vì sự tranh giành đất đai và quyền lực quay sang tấn công lẫn nhau. Đổng Trác chết, các bộ tướng dưới quyền là Lý Thôi, Quách Dĩ cũng tranh nhau quyền lực.

Nhân cơ hội đấy, Hiến Đế tháo chạy khỏi kinh thành. Năm 196, ông được Tào Tháo hộ giá về Hứa Đô, tưởng chừng quyền lực hoàng đế sẽ được khôi phục nhưng lại bị Tháo sử dụng như con bài được gọi là "nắm Thiên Tử lệnh chư hầu".

Lúc này Trung Hoa bị phân chia giữa các thế lực quân phiệt đáng gờm như Viên Thiệu ở Ký Châu đối đầu với Công Tôn Toản ở phía bắc, ở Từ Châu có Lưu Bị - mang trong mình máu mủ hoàng tộc cùng 2 người anh em kết nghĩa là Quan Vũ, Trương Phi ôm hoài bão phục hưng lại sự thịnh vượng của nhà Hán.

Lã Bố sau khi giết được Đổng Trác, không lâu sau ông cũng bị các thuộc hạ của Trác đuổi đánh khỏi Trường An và hiện đóng quân ở Hạ Bì.

Viên Thuật nắm Ngọc Tỉ trong tay và xưng đế ở Thọ Xuân. Xa hơn nữa về phía nam là viên tướng trẻ Tôn Sách xây dựng lực lượng tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử, ôm mộng làm chủ miền nam Trung Hoa. Họ Tôn có 1 kẻ thù không đội trời chung trong khu vực  đó là Lưu Biểu ở Kinh Châu.

Những lãnh chúa khác như Mã Đằng, Lý Thôi,Trương Lỗ, Lưu Chương cũng dáy lên làn sóng tranh giành địa bàn. Chiến sự nổ ra khắp các khu vực tại Trung Hoa. Sử gọi đây là "quần hùng cát cứ".

Khi Tào Tháo nắm trong tay vua Hán lực lượng trở nên hùng mạnh, địa bàn từng bước mở rộng; trong vòng 4 năm sau đó, ông lần lượt tiêu diệt Lã Bố ở Từ Châu, thôn tính Viên Thuật ở Thọ Xuân và trở thành phe quân phiệt mạnh nhất phía đông. Cùng lúc, Viên Thiệu cũng đã tiêu diệt đối thủ Công Tôn Toản ở phía bắc và trở thành thế lực mạnh mẽ nhất mà Tào Tháo chưa từng dám đối địch khi mới đến Hứa Đô. 2 tập đoàn quân phiệt mạnh nhất Trung Hoa được hình thành. Viên Thiệu với 70 vạn đại quân có tham vọng tiến xuống miền nam tranh thiên hạ. Lúc bấy giờ, Tào Tháo chỉ có trong tay 70.000 quân để chống lại Viên Thiệu. Sau nhiều tháng lập kế hoạch, 2 bên đã giao tranh tại Quan Độ. Nhờ phát hiện và đốt cháy kho lương của quân Viên, Tháo thừa cơ dẫn quân tập kích khiến Viên Thiệu đại bại tan nát. Không lâu sau đó, Viên Thiệu suy sụp và bệnh mất. Các con trai của ông ta tranh quyền đoạt vị và tàn sát lẫn nhau. Tháo giành hoàn toàn thế chủ động. Vào năm 207, Tào Tháo tiêu diệt hoàn toàn thế lực tàn dư các con trai Viên Thiệu thống trị toàn bộ miền bắc Trung Quốc.

Sau khi liên minh với Viên Thiệu bị tan vỡ, Lưu Bị phải chạy về Kinh Châu nương náu dưới trướng Lưu Biểu. Năm 208, Tào Tháo xuất quân nam chinh với ý định nhanh chóng thống nhất đế chế. Trước tình cảnh đó, Lưu Bị 3 lần thăm lều tranh và chiêu mộ được quân sư Gia Cát Lượng. Lượng đề ra kế sách "liên Ngô kháng Tào" và áp dụng ngay sau đó. Nghe tin quân Tào nam tiến, con Lưu Biểu là Lưu Tòng đầu hàng và dâng đất Kinh Châu. Tào Tháo có đất mà chả tốn 1 binh sĩ nào. Trong tình thế nguy cấp, Lưu Bị sai sứ sang Giang Đông đề xuất liên minh kháng Tào Tháo. Tôn Quyền lúc này người kế vị Tôn Sách ở Giang Đông mở cuộc họp bàn bạc với các mưu sĩ, cuối cùng ông cũng ra quyết định cùng Lưu kháng Tào. Mùa đông năm 208, Tào Tháo triển khai 1 lực lượng thủy quân lên đến 80 vạn quân hướng thẳng vào Giang Đông. Đại đô đốc Chu Du thống lĩnh thủy quân Giang Đông nghênh chiến quân Tào ở Xích Bích. Liên quân Tôn - Lưu lúc này chỉ có 5 vạn, quân Tào do đến từ phương bắc nên không thạo thủy chiến lại bị say sóng, nên Tháo lệnh cho các tàu chiến xích lại với nhau. Vì thế mà Chu Du dễ dàng sử dụng hỏa công thiêu rụi 80 vạn quân Tào trên sông chỉ trong 1 đêm.

Sau trận chiến Lưu Bị thừa thắng chiếm đất Kinh Châu của quân Tào và các thành trì ở phía nam. Năm 214, Lưu Bị đưa quân vào Ích Châu và đánh bại Lưu Chương trở thành 1 thế lực tầm cỡ, đối trọng với Tào Tháo ở phía bắc.

Sau khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo khôi phục lại lực lượng. Sau đó đem quân triệt tiêu các thế lực cát cứ còn lại ở phía tây như Mã Siêu, Hàn Toại, Trương Lỗ.

Năm 219, tướng trấn giữ Kinh Châu của phe Lưu Bị là Quan Vũ xuất chinh bắc tiến vây hãm Phàn Thành. Trước thế tiến công như vũ bão, quân Tào không chống đỡ nổi. Nhân cơ hội Lưu Bị và Tôn Quyền đang bất hòa về việc tranh chấp lãnh thổ, quân sư Tư Mã Ý của phe Tào hiến lên diệu kế "liên Ngô kháng Quan Vũ". Sau khi đạt được thỏa thuận chung, Tào -Tôn liên minh với nhau, Tôn Quyền phái đại đô đốc Lữ Mông lén lút đánh úp Kinh Châu đồng thời bắt sống và xử tử Quan Vũ. Phàn Thành từ đó cũng được giải vây, Kinh Châu nằm trọn trong tay Tôn Quyền.

Một năm sau, Tào Tháo bệnh mất ở tuổi 66, con trai ông là Tào Phi lên kế vị, ông phế truất vua Hán chính thức lên ngôi hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Ngụy; 2 người còn lại là Lưu Bị và Tôn Quyền cũng lần lượt xưng đế hình thành thế chân vạc tam quốc Ngụy - Thục – Ngô.

Sau khi xưng đế, Lưu Bị đem 70 vạn đại quân tiến đánh Kinh Châu để trả thù cho người em kết nghĩa Quan Vũ. Đại đô đốc nước Ngô là Lục Tốn kháng cự và sử dụng hỏa công. Lưu Bị thất bại thảm hại, suy sụp và bệnh mất, con trai Lưu Bị là Lưu Thiện lên thay, sai sứ làm hòa với nước Ngô cùng nhau đối địch nước Ngụy.

Mùa xuân năm 228, thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng tiến hành chiến dịch chinh phạt nước Ngụy thống lĩnh 10 vạn quân mã với mục tiêu chiến lược là chiếm đóng Trường An. Sau đó tiến thẳng vào kinh đô nhà Ngụy là Lạc Dương. Ngụy quân đại đô đốc Tư Mã Ý xuất chiến chống trả, chiến tranh Thục - Ngụy kéo dài 6 năm, cả 2 bên đều trong thế giằng co.

Do vất vả, mệt nhọc lâu ngày mà sinh bệnh. Gia Cát Lượng không may qua đời trong doanh trại, chỉ thọ được 54 tuổi, học trò của Lượng là Khương Duy lên thay thế tiếp tục công cuộc bắc phạt kéo dài 15 năm.

Sau khi đẩy lùi được các cuộc tấn công của quân Thục. Tư Mã Ý đức cao trọng vọng, trở thành trọng thần nước Ngụy.

Năm 239, Tư Mã Ý cùng tông thất Tào Sảng làm phụ chính vị vua mới là Tào Phương lên ngôi chỉ mới gần 8 tuổi. Nhằm loại bỏ thế lực họ Tư Mã, Tào Sảng dùng mưu thu hồi binh quyền của Ý. Từ đấy, Tư Mã Ý cáo bệnh xin về hưu nghỉ già. 10 năm sau, nhân cơ hội Tào Sảng và những thân tín không đề phòng, Tư Mã Ý phát động chính biến, giết chết Tào Sảng, xử chém hàng loạt những quan chức trong tôn thất họ Tào đưa gia tộc họ Tư Mã nắm quyền lực toàn diện. Từ đó về sau, các hoàng đế họ Tào đều biến thành bù nhìn của họ Tư Mã.

Do các cuộc bắc phạt của Khương Duy đều không mang lại kết quả nước Thục trở nên kiệt quệ và suy yếu.

Năm 263, con trai Tư Mã Ý là Tấn Vương Tư Mã Chiêu lúc này đang cầm quyền nước Ngụy, ông cử 2 đại tướng Chung Hội và Đặng Ngải thống lĩnh hơn 10 vạn quân tiến đánh nước Thục. Khương Duy cất binh chống trả, chiến đấu quyết liệt với Chung Hội ở mặt trận phía bắc. Đặng Ngải lúc này đem quân đi đường tắt về phía núi Âm Bình xuống đồng bằng và tiến thẳng vào kinh đô nước Thục. Chúa nước Thục là Lưu Thiện vừa nghe tin đã sợ hãi mà ra đầu hàng. Sau khi vào bên trong Thành Đô thì Đặng Ngải từ trong đánh ra. Chung Hội từ ngoài đánh vào, hình thành 2 mũi giáp công nhanh chóng tiêu diệt nước Thục.

Sau khi Thục diệt vong, nhưng Khương Duy vẫn còn nuôi hi vọng phục quốc. Nhận ra Chung Hội và Đặng Ngải có mâu thuẫn từ lâu và cả 2 đều có dã tâm tạo phản, Duy dẫn các tướng Thục đến hàng Chung Hội. Hội và Ngải lúc này đang đấu đá nhau, nhờ kế của Khương Duy, Hội dùng thủ đoạn khiến Ngải bị Tư Mã Chiêu xử tử, loại được 1 kẻ địch ra khỏi cuộc chơi. Sau đó Chung Hội quyết định cùng Khương Duy ở Thành Đô thực hiện kế hoạch tiêu diệt Tư Mã Chiêu mưu đồ thống nhất thiên hạ, không may sự việc bị bại lộ các tướng Ngụy nổi giận đem quân xông vào thành giết chết cả hai.

Năm 265, Tư Mã Chiêu qua đời, con trai là Tư Mã Viêm lên thay, không lâu sau ông ép vua Ngụy Tào Hoán thoái vị và lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tấn.

Mùa đông năm 279, Tư Mã Viêm tổng động viên quân đội chinh phạt Đông Ngô.

Đến năm 280, quân đội Đông Ngô chống trả yếu ớt rồi tan rã vua Ngô là Tôn Hạo đầu hàng quân Tấn chiến tranh kết thúc, thiên hạ được thống nhất, đóng lại 1 thế kỷ chia cắt đầy biến động.

Thanhcadu.com
Từ khóa tìm kiếm: tam quốc diễn nghĩa tập 2, tam quốc diễn nghĩa truyện, tóm tắt tam quốc diễn nghĩa, tam quốc diễn nghĩa tập 5, tam quốc diễn nghĩa nhân vật, tam quốc diễn nghĩa 2010 vietsub, tam quốc diễn nghĩa tập 3, tam quốc diễn nghĩa (phim truyền hình, 1994), tam quốc chí, tam quoc 2019, bài thơ tóm tắt tam quốc diễn nghĩa, tóm tắt tam quốc diễn nghĩa trong 9 phút, tam quốc chí và tam quốc diễn nghĩa, tam quốc diễn nghĩa nhân vật, tóm tắt tam quốc diễn nghĩa hồi 28, tóm tắt nhanh tam quốc diễn nghĩa, bản đồ tam quốc

Rate this article

https://me.momo.vn/khong

إرسال تعليق